KHI NÀO NÊN CÂU LỬNG?
Trong bộ môn câu đơn, câu đài hầu hết các cần thủ đều câu đáy? Nhưng trong 3 trường hợp sau thì câu đáy lại không phù hợp. Tại sao lại như vậy? Và khi nào thì nên câu đáy, khi nào nên câu lửng?
Cùng Happy Fishing khám phá nhé
1. Câu lửng sau cơn gió lớn
Khi có một cơn gió lớn đi qua, ngoài sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ thì gió có 2 tác động chính:
1 là: Gió lớn sẽ thổi các chất hữu cơ khác nhau trên mặt đất vào nước
2 là: Tăng lượng lớn oxy hòa tan trên bề mặt nước
Vì vậy sau khi có gió lớn, mực nước ở tầng trên và tầng giữa vừa giàu oxy, vừa nhiều thức ăn. Lúc này một số loài cá sống ở tầng đáy cũng sẽ tìm thức ăn ở tầng trên và tầng giữa
2. Câu lửng sau trận mưa lớn
Mưa lớn có thể mang theo nhiều oxy hòa tan và thức ăn vào trong nước, càng ở tầng trên càng nhiều thức ăn, đồng thời do mưa nhiều một số sông hồ nhỏ bị đục, nhiều loài cá sẽ không muốn xuống đáy ngay sau trận mưa lớn
3. Câu lửng vào mùa xuân
Mùa xuân là mùa sinh sản của cá, và mỗi loài cá lại có tập quán sinh sản khác nhau trong suốt thời kỳ. Đặc biệt chúng thường vào gần bờ hoặc nơi có cỏ để sinh sản. Ngoài ra mùa xuân còn là thời điểm vạn vật bắt đầu phát triển sau mùa đông lạnh quá. Vì thế lượng sinh vật phù du và thức ăn hoà tan trong các tầng nước rất nhiều. Vì thế cá có xu hướng kiếm ăn ở nhiều tầng nước khác nhau.
Thời tiết Hà Nội mưa gió như này thì "pơ phệch" các cụ nhở. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các cần thủ biết cách chọn cách câu phù hợp.